Keo silicon bao lâu thì khô là băn khoăn chung của nhiều người khi sử dụng sản phẩm phục vụ chống cháy, thấm, cách nhiệt,… Tuy mang nhiều tính năng ưu việt nhưng loại keo này chỉ phát huy hết khả năng nếu được khô hoàn toàn. Xem ngay thông tin trong bài viết của chúng tôi để có cách dùng hiệu quả nhất bạn nhé!

Tổng quan về keo silicon
Keo silicon là một loại chất kết dính đa năng được tạo ra từ sự kết hợp giữa silicon nguyên sinh và các chất xúc tác. Khi ở dạng lỏng, keo có thể hóa rắn và đông cứng sau một thời gian tiếp xúc với không khí.
Loại keo này bám dính tốt, chịu nhiệt cao và rất bền, nên được ứng dụng trong nhiều hạng mục thi công. Đặc biệt, keo silicon thường dùng để chống cháy, chống thấm và cách nhiệt. Sản phẩm giúp trám kín vết nứt, bịt các khe hở, ngăn chặn gió, nhiệt, hay khói lửa xâm nhập hiệu quả.
Hiện nay, thị trường có nhiều dòng keo silicon như A200, A300, A500,… Mỗi loại đều phù hợp với từng nhu cầu thi công riêng và thời gian khô cứng cũng khác nhau. Vì vậy, người dùng cần biết rõ keo silicon bao lâu thì khô để có phương án thi công phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.
Giải đáp: Keo silicon bao lâu thì khô?
Keo silicone có thể đông cứng ngoài môi trường tự nhiên cũng như bám dính trên nhiều bề mặt khác nhau. Do đó, thời gian khô của sản phẩm hiện đang được nhiều người quan tâm để biết cách ứng dụng vào thi công.
Thời gian khô chung của keo silicon
Sự khác biệt về tính chất (gốc trung tính và gốc axit) khiến keo silicon có tốc độ khô khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế, thời gian trung bình để keo sau khi thi công khô hoàn toàn là 24h. Đối với bề mặt, sau 5 – 15 phút kể từ lúc trám, trét keo đã se lại và bạn có thể tiến hành thi công các bước tiếp theo nếu cần.
Một số trường hợp keo khô rất nhanh không kể điều kiện thời tiết thì đó có thể là sản phẩm chất lượng chưa tốt. Tốc độ lưu hóa của keo phụ thuộc vào các chất phụ gia trong thành phần và nếu phụ gia quá nhiều sẽ khiến độ bám dính kém.

Thời gian khô cụ thể của một số loại keo
Không ít người thắc mắc rằng keo silicon bao lâu thì khô để thuận tiện trong thi công. Dưới đây là thông tin tham khảo về thời gian khô cứng của một số loại keo silicon cụ thể:
- Keo silicon A500 bao lâu thì khô? Thời gian khô bề mặt tạm thời khoảng 30 phút và khô hoàn toàn từ 24 – 48 tiếng tùy môi trường, thời tiết.
- Keo silicone A300 bao lâu thì khô? Cần 30 phút để se bề mặt và 24 – 48 tiếng để đông cứng hoàn toàn.
- Keo silicone dán hồ cá bao lâu thì khô? Thời gian cần thiết để keo khô là khoảng 24 giờ kể từ khi thi công.
Keo gốc axit có tốc độ lưu hóa nhanh hơn so với gốc trung tính. Gốc axit có thành phần là axit axetic nên sẽ hấp thụ độ ẩm để giải phóng giấm axetic trong quá trình đóng rắn. Từ đây, một mạng lưới liên kết polyme được hình thành và lưu hóa (khô) nhanh.
Ngược lại, keo gốc trung tính vẫn hấp thụ độ ẩm trong không khí để tạo thành liên kết polyme nhưng phản ứng chậm. Do đó, keo silicon A500 trắng trong sẽ lâu khô hơn so với những loại còn lại.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian khô của keo silicon
Thời gian khô của các loại keo silicon phụ thuộc phần lớn vào điều kiện môi trường, thời tiết,… Trong đó đặc biệt là độ ẩm không khí. Cụ thể:
- Nhiệt độ và độ ẩm: Là yếu tố có tác động lớn đến thời gian khô của keo silicon. Khi nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, hỗn hợp trám trét này sẽ lâu khô hơn thời gian trung bình do nhà sản xuất đưa ra.
- Độ dày lớp keo: Khi muốn biết keo silicon bao lâu thì khô người dùng có thể thi công hai bề mặt với lượng keo khác nhau. Lớp mỏng sẽ nhanh khô hơn lớp dày. Nếu muốn trám trét nhiều keo lên bề mặt, bạn nên tiến hành từng lớp mỏng và chờ chúng khô tạm thời mới xử lý tiếp.
- Loại bề mặt: Bề mặt vật liệu khác nhau có thể ảnh hưởng đến tốc độ khô của keo. Trong đó, kim loại và kính là hai bề mặt dễ khô keo nhất, bê tông, gỗ do hút nước từ keo nên tốc độ lưu hóa sẽ chậm hơn.

Cách làm keo silicon nhanh khô
Sau khi nắm được thông tin keo silicon đến bao lâu thì khô, người dùng sẽ có hướng triển khai thi công sao cho thuận tiện nhất. Nếu muốn đẩy nhanh tốc độ lưu hóa của hỗn hợp, bạn có thể tham khảo một vài cách sau đây:
- Tăng nhiệt độ môi trường: Sử dụng máy sấy nhiệt nóng hoặc quạt để tăng tốc độ bay hơi, từ đó giúp keo nhanh đóng rắn.
- Giảm độ ẩm: Sử dụng máy hút ẩm để hỗ trợ keo đẩy nhanh quá trình tạo liên kết polyme và khô nhanh hơn.
- Chọn loại keo phù hợp: Bạn nên lựa chọn các sản phẩm keo silicon phù hợp với bề mặt cần thi công để tăng hiệu quả bám dính cũng như mau đông cứng.
Lưu ý khi muốn keo silicon nhanh khô
Keo silicon bao lâu thì khô phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường, thời tiết,… Trong quá trình sử dụng, bạn nên lưu ý một số điều sau đây để tránh làm kéo dài thời gian khô hoàn toàn của keo:
- Thực hiện đúng hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất: Mỗi phân loại keo có thể có một chất phụ gia khác nhau ngoài thành phần chính. Vì thế, thời gian khô của các sản phẩm chênh lệch là điều dễ hiểu. Bạn cần thực hiện thi công đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đạt được hiệu quả tối đa.
- Kiểm tra điều kiện môi trường trước khi thi công: Trong trường hợp độ ẩm quá cao, bạn có thể sử dụng biện pháp hút khô hoặc rời thời điểm trám trét keo (nếu được).
- Đợi đủ thời gian trước khi tiếp xúc với nước hoặc tải trọng: Thời gian khô keo silicon do nhà sản xuất đưa ra là khoảng tối thiểu để hóa chất đông cứng. Tốc độ đóng rắn hoàn toàn của vật liệu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Do đó, bạn cần kiểm tra bề mặt trước khi thi công bước sau hoặc để keo tiếp xúc với nước, tải trọng,…
Kết luận
Với những ưu điểm vượt trội, keo silicone xứng đáng là người bạn đồng hành tin cậy trong các công trình xây dựng. Hiểu rõ về keo silicon bao lâu thì khô giúp anh em thợ thuyền chủ động hơn trong công việc, đảm bảo tiến độ thi công. Tuy nhiên, thời gian khô còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại keo, độ dày lớp keo, nhiệt độ và độ ẩm môi trường. Vì vậy, ngoài việc tuân thủ hướng dẫn từ nhà sản xuất, anh em cần linh hoạt điều chỉnh kỹ thuật trám trét sao cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về keo silicone hoặc các loại hóa chất xây dựng khác, đừng ngần ngại liên hệ SPK Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ tận tình nhé!