Keo dán gỗ công nghiệp đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của con người trong việc kết dính các bề mặt tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh. Với độ kết dính chắc chắn, hỗn hợp trở thành một phần không thể thiếu trong đồ nội thất. Để biết cách lựa chọn loại keo gỗ công nghiệp phù hợp, bạn không nên bỏ qua bài viết này của SPK Việt Nam.

1. Keo dán gỗ công nghiệp là gì?
Keo dán gỗ công nghiệp là hợp chất kết dính có độ bám cực kỳ chắc chắn. Dòng sản phẩm này ra đời từ bởi chất tạo màng, dung môi, chất đông cứng, xúc tác, phụ gia, chất độn và làm dẻo. Sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong ngành sản xuất đồ gỗ, đặc biệt là nội thất.
Keo giúp kết dính các bề mặt gỗ với nhau hoặc gỗ và các chất liệu khác như nhựa, gạch đá, kim loại,… Hỗn hợp có thể thay thế cho việc khoan, đóng đinh vít,… nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ cho vị trí thi công.
Keo phun dán gỗ công nghiệp ưu việt hơn so với nhiều dòng trám dính thông thường khi có độ đàn hồi cao. Mối nối, lớp màng keo sau khi lưu hóa bền bỉ với thời gian, không biến dạng trước tác động của nhiều yếu tố.
Hiện nay, keo sữa dán gỗ công nghiệp 2 thành phần và keo một thành phần đang được bán rộng rãi trên thị trường. Cả hai dòng sản phẩm đều là giải pháp tối ưu về chi phí, hiệu năng, công sửa chữa khi hư hỏng,…

2. Phân loại keo dán gỗ công nghiệp
Keo dán sàn gỗ công nghiệp hay đồ nội thất khác hiện nay được chia ra làm nhiều loại dựa trên đa yếu tố. Việc phân chia này giúp người dùng chọn đúng sản phẩm phù hợp với nhu cầu và đảm bảo hiệu quả thi công.
2.1. Keo kết dính gỗ công nghiệp phân loại theo nguồn gốc
Keo dán gỗ công nghiệp khi phân loại theo nguồn gốc được chia thành keo dán tự nhiên và keo tổng hợp. Hai dòng sản phẩm này tuy cùng có độ bám dính cao nhưng lại khác nhau về cấu tạo và một số khía cạnh trong hiệu quả thi công.
- Keo dán gỗ tự nhiên: Hỗn hợp kết dính được tạo nên từ thành phần hữu cơ tự nhiên (tinh bột thực vật, nhựa cây,…). Tuy nhiên, keo dán tự nhiên không bám chắc và bền bỉ như loại có pha hóa chất.
- Keo dán gỗ tổng hợp: Là keo dán gỗ chịu lực lớn, được làm từ các chất nhiệt dẻo, đàn hồi, nhựa nhiệt đóng rắn,…. Trong đó, keo 2 thành phần epoxy cũng là dạng tổng hợp, có khả năng bám dính cục lớn và bền chắc dài lâu.
2.2. Phân loại keo dán gỗ công nghiệp theo phản ứng
Dựa trên phản ứng, người ta chia các loại keo dán cạnh gỗ công nghiệp, nội thất,… ra làm hai loại vật lý và hóa học, cụ thể:
- Keo dán vật lý: Phản ứng đóng rắn nhờ sự thay đổi vật lý như khô nước, làm nguội, đông đặc. Với sản phẩm này, bạn có thể dễ dàng sử dụng trực tiếp mà không cần pha trộn hay xử lý phức tạp. Đặc biệt trong quá trình lưu hóa, keo không phát sinh khí độc, an toàn cho người dùng và vật nuôi.
- Keo dán hóa học: Hoạt động nhờ phản ứng hóa học giữa hai thành phần hoặc với các yếu tố môi trường như độ ẩm. Dòng keo hóa học dán gỗ có khả năng chịu lực, chịu nhiệt tốt hơn so với loại vật lý và giá thành thường cao hơn.

3. Keo dán gỗ công nghiệp có đắt không?
Giá keo dán gỗ công nghiệp luôn là mối quan tâm của nhiều nhà thầu lớn nhỏ khi có nhu cầu sử dụng. Chi phí để mua hỗn hợp kết dính này phụ thuộc vào từng dòng keo cũng như chất lượng sản phẩm, nhà sản xuất,… Giá thành của hỗn hợp cũng được xác định dựa trên số lượng cần mua của người dùng.
Keo dán nẹp gỗ công nghiệp, trám mối nối nội thất, trang trí,… được phân phối rộng rãi trên thị trường hiện nay. Tại SPK Việt Nam, giá keo đa năng dán gỗ có giá thành khoảng 1.320.000 VNĐ/thùng 24 tuýp, dung tích mỗi tuýp là 300ml. Đây là mức chi phí phải chăng, phù hợp với độ bám dính cao, kháng ẩm mốc, cách nhiệt,… của sản phẩm.

4. Hướng dẫn sử dụng keo dán gỗ công nghiệp
Keo dán gỗ công nghiệp tốt nhất cũng chỉ thực sự phát huy hết hiệu năng nếu người dùng biết thi công đúng cách. Sau đây là quy trình thực hiện kết dính các bề mặt bằng keo dán gỗ chịu lực cao cho khách hàng tham khảo:
- Bước 1: Làm sạch bề mặt cần dán, loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, tạp chất,… (nếu có) rồi chờ cho khô hoàn toàn.
- Bước 2: Nếu sử dụng keo 2 thành phần, bạn cần pha trộn chất đóng rắn theo đúng tỷ lệ được nhà sản xuất đưa ra. Đối với keo một thành phần, người dùng có thể trám trực tiếp mà không cần thực hiện bổ sung dung môi, hóa chất,…
- Bước 4: Tiến hành đi keo đều tay với từng lớp mỏng, bạn cần chờ keo khô bề mặt rồi mới phun đợt tiếp theo.
- Bước 5: Ép các bề mặt lại với nhau để cố định keo trong vài phút đến vài giờ tùy vào từng dòng hỗn hợp và khuyến nghị của nhà sản xuất.
- Bước 6: Tháo kẹp hoặc sử dụng sản phẩm sau khi keo đã đóng rắn hoàn toàn. Bạn cần vệ sinh khu vực xung quanh vị trí trám keo nếu thấy hỗn hợp bị lem nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ.

5. Kết luận
Keo dán gỗ công nghiệp hỗ trợ đắc lực cho nhiều hạng mục sản xuất đồ nội thất. Sản phẩm giúp mối nối bền chắc và giữ được vẻ đẹp lâu dài theo thời gian. Nếu muốn tìm mua keo dán gỗ ở Hà Nội, bạn có thể liên hệ với SPK Việt Nam. Chúng tôi hiện đang phân phối keo đa năng gỗ, kính, nhựa, kim loại, bê tông,… giá thành cạnh tranh trên thị trường. Gọi ngay hotline 1900.8272 để được báo giá và nhận chiết khấu đại lý.